Thông tin chi tiết từ A – Z về ủ tóc: Công dụng, cách lựa chọn chính xác
Không ai muốn mái tóc của mình khô xơ, hư tổn, gãy rụng và trông thiếu sức sống đúng không nào? Lúc này, ủ tóc là việc cần làm nhằm giúp tóc duy trì tình trạng khỏe mạnh, cung cấp độ ẩm và dinh dưỡng thiết yếu để hạn chế tác hại của ánh nắng, hóa chất, thuốc nhuộm,… Vậy thực chất ủ tóc là gì? Công dụng cụ thể của sản phẩm này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé!
Ủ tóc là gì?
Ủ tóc được xem là bước cuối cùng trong quy trình vệ sinh và chăm sóc tóc cơ bản gồm: gội, xả và ủ. Dưỡng chất trong những sản phẩm này giúp mái tóc bình thường trở nên suôn, mượt và khỏe đẹp không ngờ. Ủ tóc đặc biệt cần thiết với những mái tóc đang chịu hư tổn do tác động từ những yếu tố như nắng, gió, bụi, môi trường ô nhiễm hay cuộc sống căng thẳng,…
Đối với những ai thường xuyên sử dụng hóa chất (thuốc nhuộm, uốn) và kỹ thuật (sấy, duỗi) để tạo kiểu làm đẹp thì nguy cơ tóc hư tổn càng nghiêm trọng hơn. Khi đó, ủ tóc là việc bắt buộc phải thực hiện nếu bạn muốn duy trì tình trạng khỏe đẹp cho mái tóc.
Những sản phẩm ủ tóc có chứa hàm lượng dưỡng chất dồi dào, có khả năng thẩm thấu sâu vào lớp biểu bì, tạo điều kiện giúp tóc phục hồi và phát triển. Đây được xem là “vị cứu tinh” của những mái tóc xoăn, xỉn, khô và hư tổn nghiêm trọng. Một số thành phần chính có thể kể đến như vitamin, protein hay collagen,…
Nhiều người vẫn nghĩ rằng ủ tóc tại nhà là một quy trình dày công và phức tạp. Ví dụ như chúng ta phải tiến hành pha chế những nguyên liệu từ thiên nhiên như trái cây, trứng, dầu ô liu,… thành hỗn hợp đồng nhất, sau đó thoa lên tóc và để lại những mùi khó chịu.
Tuy nhiên, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều các sản phẩm ủ tóc khác nhau, vô cùng đa dạng và phong phú. Kem ủ tóc thường đi theo cặp với dầu gội và dầu xả để phát huy tối đa công dụng nuôi dưỡng tóc tự nhiên từ sâu bên trong.
Với ủ tóc, cách dùng cực kỳ đơn giản, bạn chỉ cần tự thực hiện theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm mà không cần máy móc hay kỹ thuật cầu kỳ. Ngoài ra, đây cũng được xem là phương pháp chăm sóc tóc chuẩn salon tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí.
Ủ tóc có những loại nào?
Ủ tóc có những loại nào là thắc mắc chung của nhiều người hiện nay.
- Ủ tóc nuôi dưỡng và phục hồi: Loại kem ủ tóc này phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau, cung cấp dưỡng chất giúp tóc suôn mượt, óng ả hơn.
- Ủ tóc giúp giữ nếp: Dòng sản phẩm này giúp mái tóc bạn vừa được duy trì nét đẹp vừa được bổ sung dưỡng chất giúp tóc chắc khỏe hơn.
- Ủ tóc giữ màu nhuộm: Sản phẩm phù hợp với những ai thường xuyên tạo kiểm, nhuộm tóc. Loại kem ủ này có chứa thành phần chủ yếu là Sodium Laureth Sulfate.
Công dụng của ủ tóc
Một số công dụng cực đa năng của ủ tóc mà có thể bạn chưa biết:
- Loại bỏ gàu hiệu quả: Gàu luôn là nỗi ám ảnh với bất cứ ai đúng không nào? Nó không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến bạn có cảm giác ngứa ngáy, bức bối, khó chịu và thậm chí để lâu sẽ gây viêm da đầu. Khi sử dụng kem ủ thường xuyên và đúng cách, mái tóc của bạn sẽ luôn giữ được sự sạch sẽ, da dầu đủ ẩm chứ không khô cứng và nhờ đó, gàu không có cơ hội xuất hiện.
- Bổ sung keratin: Keratin hiểu chính xác là một protein có chức năng cấu tạo tóc và móng tay. Hoạt chất này có thể được bổ sung thông qua hoạt động ủ tóc, hỗ trợ nuôi dưỡng tóc bóng mượt, đen nhánh và giảm thiểu tối đa tình trạng chẻ ngọn, gãy rụng.
- Phục hồi tóc hư tổn: Công dụng của ủ tóc tiếp theo phải kể đến giúp cho tóc nhanh mọc hơn và nhanh dài hơn. Đặc biệt, nếu chị em hay bị rụng tóc thường xuyên thì càng nên sử dụng các sản phẩm ủ tóc chất lượng nhé. Hàm lượng protein và chất dưỡng ẩm có trong kem ủ sẽ thẩm thấu sâu vào từng tế bào, từ giúp tóc luôn chắc khỏe từ chân đến ngọn.
- Giữ nếp chuẩn salon: Công dụng giữ nếp là khả năng “thần thánh” chỉ ủ tóc mới mang lại được, đặc biệt là đối với tóc xoăn hoặc dày. Nếu liên tục tạo kiểu tóc bằng ép tóc thường xuyên, mái tóc của bạn sẽ trở nên khô ráp. Trong khi đó, liệu pháp keratin thông qua ủ tóc sẽ giúp tóc trở nên chắc khỏe hơn rất nhiều, tóc vào nếp đảm bảo tính thẩm mỹ.
- Kích thích mọc tóc: Keratin trong kem ủ tóc cũng tăng cường độ chắc khỏe để tóc không bị gãy rụng. Điều này giúp kích thích tóc mọc nhanh hơn, đặc biệt là những ai tóc rụng nhiều, trơ ở vùng da đầu hay tóc mỏng bẩm sinh. Một mái tóc dày sẽ là điểm nhấn với mọi người xung quanh đấy!
Cách chọn ủ tóc cho từng loại tóc
Tương tự như chọn mỹ phẩm cho da, lựa chọn ủ tóc cũng cần dựa vào tính chất của mỗi loại tóc nhất định. Một số nguyên tắc bạn cần ghi nhớ như sau:
- Tóc dầu: Loại tóc này bết dính thường xuyên, bóng dầu gây cảm giác khó chịu và trông rất mất thẩm mỹ, thậm chí nó còn gây ra mụn trên trán vô cùng nguy hiểm. Nếu sở hữu mái tóc này, bạn cần chú ý không nên chọn những loại ủ tóc được chiết xuất từ dầu dừa, ô liu,… Thay vào đó, bạn nên chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ tre, gừng, hoa hồng hay tinh chất trà xanh.
- Tóc khô: Trái ngược hoàn toàn với tóc dầu, một mái tóc khô cứng kiểu “rễ tre” có thể là do yếu tố bẩm sinh, tiếp xúc nhiều với hóa chất, đi nắng nhiều hay thậm chí là chăm sóc không đúng cách. Bởi vậy, bạn nên ưu tiên những loại ủ tóc chứa nhiều dầu như dầu dừa, ô liu,… đặc biệt là các vitamin E để tóc đủ ẩm, không còn thô ráp như trước nữa.
- Tóc mỏng: Đối với những ai có mái tóc mỏng bẩm sinh, bạn nên chọn những sản phẩm chứa hoạt chất giúp mọc tóc và dưỡng chất để nuôi dưỡng tóc mọng nhiều hơn, hạn chế gãy rụng. Còn nếu tóc mỏng do tiếp xúc nhiều với hóa chất thì những loại kem ủ chứa tinh chất phục hồi, tái tạo tóc hư tổn khá phù hợp.
- Tóc dày: Tóc dày thường là loại tóc cứng, mọc thành nhiều lớp khác nhau và việc chăm sóc khá vất vả. Loại kem ủ phù hợp với một mái tóc dày là chứa nhiều protein để nuôi dưỡng từ chân đến ngọn. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý thời gian ủ tóc từ tăng thêm từ 5 – 10 phút để tóc được mềm hơn.
- Tóc uốn: Cuối cùng là tóc uốn/tạo kiểu luôn cần được giữ vào nếp, cùng với việc tiếp xúc nhiều với hóa chất. Vì vậy, chị em nên ưu tiên chọn loại kem ủ chứa hoạt chất giúp cung cấp độ ẩm, giữ nếp tóc và bổ sung nhiều dưỡng chất phục hồi.
Cách sử dụng ủ tóc đúng chuẩn salon
Ủ tóc mang đến nhiều công dụng là vậy nhưng không phải ai cũng biết cách dùng đúng. Dưới đây là các bước cụ thể bạn cần tiến hành:
- Bước 1: Chuẩn bị trước khi ủ tóc
Đầu tiên, bạn cần gội đầu trước khi ủ tóc. Đây là công đoạn đặc biệt quan trọng, giúp làm sạch da đầu, loại bỏ chất nhờn, khói bụi và bết dính. Như vậy thì tóc sẽ hấp thụ được tối đa các dưỡng chất từ kem ủ.
Việc không chuẩn bị kỹ sẽ khiến ủ tóc gây tác dụng ngược vô cùng nguy hiểm. Ngoài ra, trước khi gội đầu thì bạn cũng cần dùng lược để đảm bảo tóc không bị rối nhé!
- Bước 2: Bôi kem ủ
Sau khi đã gội và xả xong, bạn tiến hành chia tóc ra thành 4 phần theo đường ngôi giữa từ trước ra sau với đường ngang trên hai vành tai và kẹp gọn. Thoa tác chia tóc này giúp bạn bôi kem ủ dễ dàng hơn và đảm bảo không bỏ sót một phần nào.
Ở mỗi phần, tiến hành bôi kem ủ từ gốc đến ngọn theo từng lớp tóc bắt đầu từ lớp trên cùng. Chú ý thoa kỹ phần ngọn tóc vì đây là khu vực ít nhận được chất dinh dưỡng và hư tổn nhiều nhất.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý, chỉ nên bôi lượng vừa đủ, tránh bôi quá dày.
Nếu da đầu của bạn thường xuyên đổ dầu, tránh bôi trực tiếp ủ tóc lên da đầu mà hay vào đó hãy massage nhẹ nhàng từ 1 – 2 phút.
- Bước 3: Ủ tóc
Sau khi bôi kem xong, quấn toàn bộ tóc lại rồi ủ bằng nón tắm hoặc khăn bông sạch và ấm. Nhiệt độ ấm sẽ làm biểu bì tóc mở ra, từ đó dưỡng chất dễ dàng thấm sâu vào bên trong hơn.
Thời gian ủ tóc kéo dài như thế nào còn tùy thuộc vào loại sản phẩm và sức khỏe của mái tóc của bạn.
- Bước 4: Xả sạch và sấy khô
Tiếp đến, tháo khăn ra và xả tóc thật sạch với nước mát. Nước mát không chỉ giúp xả sạch kem ủ còn bám lại trên da đầu mà còn làm biểu bì tóc đóng lại giúp dưỡng chất lưu lại bên trong sợi tóc.
Cuối cùng, bạn chỉ cần lau khô tóc bằng khăn sạch, để tóc khô tự nhiên hoặc sấy với chế độ thổi mát là được.
Những lưu ý khi dùng ủ tóc cần ghi nhớ
Để việc ủ tóc đạt hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian và công sức thì các bạn lưu ý một số điểm nhỏ sau đây:
- Lựa chọn đúng loại kem ủ phù hợp cho tóc và không nên ủ trước khi làm đẹp bằng cách uốn, duỗi, nhuộm.
- Thông thường, chỉ nên ủ tóc 1 lần/tuần, đối với những mái tóc xơ rối, hư tổn nghiêm trọng thì có thể thực hiện 2 lần/tuần.
- Tuyệt đối không ủ tóc khi tóc đang bẩn và nhiều gàu vì như vậy các chất bẩn sẽ bị hòa nhập vào cùng chất ủ làm tóc bị bết dính nghiêm trọng.
- Chú ý xả sạch nước, không ủ tóc trong tình trạng tóc ướt đẫm. Điều này sẽ khiến các thành dưỡng chất có trong kem ủ bị “loãng” và gây lãng phí.
Vậy là bài viết trên đã chia sẻ tới bạn những thông tin cần thiết về ủ tóc. Đặc biệt là về công dụng, hướng dẫn cách dùng đúng và một số lưu ý quan trọng. Hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về sản phẩm hữu ích này và đừng quên đặt câu hỏi để được tư vấn nhé!